0 - 349,000 đ        

Cách tính tiết diện dây dẫn điện và sức chịu tải của dây điện

Cách tính sức chịu tải của dây điện

Mỗi dây/ cáp (tiết diện ruột dẫn) và các loại dây cáp điện sẽ có mức chịu tải khác nhau. Chính vì vậy, khách hàng có thể dựa vào công thức để tính sức chịu tải của dây điện được xem xét đến vấn đề sụt áp nhằm đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt trước khi chọn mua sản phẩm.

Như chúng ta biết, tiết diện dây dẫn được tính toán dựa trên dòng điện và công suất. Đối với hệ thống điện 220V, muốn đơn giản trong tính toán ta lấy giá trị gần đúng như sau:

  • Đối với dây đồng : Mật độ dòng điện tối đa cho phép Jđ = 6A/mm²

= tương đương 1,3 kW/mm²

= Dòng điện làm việc (A) 2,5A/mm²

  • Đối với dây nhôm : Mật độ dòng điện tối đa cho phép Jn = 4,5 A/mm2

= tương đương 1 kW/mm2

Ví dụ:

1. Tổng công suất thiết bị điện dùng đồng trong gia đình là P = 3 kW. Trường hợp dùng dây đồng làm trục chính trong gia đình thì pha phải có tiết diện (s) tối thiểu là:

s = P / Jđ

s = 3 kW/1,3 kW/mm2 = 2,3mm2

Chính vì vậy, tiết diện tối thiểu của dây điện đường trục trong gia đình là 2,3mm².

Ta có công thức tính dòng điện chịu tải của dây dẫn là : S=I/J

Trong đó thì s là tiết diện dây(mm2)

  • I là dòng điện tải A
  • J là mật độ dòng điện kinh tế thường lấy từ 4.5 đến 7A/mm2 với dây đồng bọc cách điện và 8 đến 10A/mm2 với dây đồng trần

Hiện nay, trên thị trường Cadivi có các loại dây cỡ 2,5 mm² và 4mm2. Nếu bạn muốn dự phòng phát triển phụ tải thì nên sử dụng cỡ dây 4 mm².

2. Đối với dây nhánh trong gia đình tức là dây đi động từ các ổ cắm điện hay công tắc điện đến đèn, quạt, ti vi và tủ lạnh,…có công suất dưới 1kW thì nên dùng đồng loạt 1 dây là dây súp mềm và tiết diện 2 x 1,5mm². Tất cả các dây di động dùng cho bếp điện, lò sưởi… thường có công suất từ 1kW - 2kW thì nên sử dụng cáp PVC có 2 lớp cách điện, tiết diện 2 x 2,5mm² để có thể đảm bảo an toàn cả về điện và về cơ. Còn đối với các thiết bị điện khác có công suất lớn hơn 2kW thì phải tuỳ theo công suất mà tính toán chọn tiết diện phù hợp.

Lưu ý:

Riêng đối với Công suất chịu tải của cáp Duplex Du-CV, Duplex Du-CX sẽ được tính theo công thức riêng. Đối với nguồn 1pha 2dây, 220V, sau khi chọn tiết diện ruột dẫn với công suất nhưng chưa phù hợp với chiều dài đường dây thì chỉ tăng tiết diện lên một cấp và kiểm tra lại theo công thức dưới đây, nếu thỏa mãn thì tiết diện vừa tăng đã phù hợp, nếu chưa thì tăng tiết diện ruột dẫn lên một cấp và kiểm tra lại đến khi thỏa mãn.

(0,187xPxL)/S ≤ 11

Trong đó:

P = Công suất tính tóan để chọn dây kW

L = Chiều dài đường dây mong muốn m

S = Tiết diện ruột dẫn của dây mm2
 

Một số lưu ý khi chọn sức chịu tải dây điện cho hệ thống điện nhà ở

  • Nên thiết kế hệ thống đường điện phân phối trong nhà thành nhiều nhánh để thuận tiện cho việc ngắt điện khi cần sửa chữa, thay thế.
  • Các dây pha phải thiết kế cùng màu, nên tốt nhất là màu đỏ, cam hoặc vàng.
  • Đối với hệ thống điện nối đất nên thiết kế có màu riêng biệt với tất cả các dây khác và nên chọn dây màu xanh- sọc- vàng hoặc vàng- sọc- xanh.
  • Khi luồn dây trong ống hoặc trong nẹp, phải chọn kích thước ống đủ rộng sao cho dễ luồn, dễ rút mà không ảnh hưởng đến dây.
  • Không đi dây điện nơi ẩm thấp hay quá gần các nguồn nhiệt, hóa chất.
  • Mối nối dây điện phải chặt, tiếp xúc tốt.
  • Không nối trực tiếp ruột dẫn đồng và nhôm với nhau.
  • Đoạn dây đi trong ống không để mối nối.
  • Không đi dây âm trong nền của tầng trệt.
  • Không sử dụng dây có tiết diện nhỏ hơn 0.5mm2.
https://docdao.net/cach-tinh-tiet-dien-day-dan-dien-va-suc-chiu-tai-cua-day-dien/
TIN TỨC KHÁC

Vui lòng đợi ...

Đặt mua sản phẩm

Xem nhanh sản phẩm